Răng toàn sứ hay răng sứ kim loại: so sánh 2 loại răng sứ phổ biến nhất hiện nay

Răng toàn sứ và răng sứ kim loại là 2 loại răng sứ phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại sẽ được cấu tạo từ vật liệu khác nhau, nên hiệu quả về thẩm mỹ và độ bền cũng không giống nhau. Để hiểu rõ hơn về 2 loại răng sứ này, hãy cùng tìm hiểu qua bài so sánh dưới đây.

1. KHÁI NIỆM RĂNG SỨ KIM LOẠI VÀ RĂNG TOÀN SỨ

Hiện nay, các nhà sản xuất liên tục cho ra đời nhiều mẫu răng sứ khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhưng về cơ bản vẫn chia thành 2 dòng chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ.

1.1 Răng sứ kim loại là gì?

Phần sườn răng sứ kim loại chế tác từ các hợp kim cứng chắc

Đây là dòng sứ được ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ, và hầu hết khách hàng nào cũng biết đến.

Điểm đặc trưng của răng sứ kim loại chính là phần khung sườn bên trong được chế tác từ các hợp kim có độ bền chắc cao như Niken – Crom, Niken – Coban, Titan hoặc kim loại quý. Phủ ngoài là lớp sứ tạo màu giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho răng.

răng toàn sứ
răng toàn sứ

1.2 Răng toàn sứ là gì?

Răng toàn sứ là dòng sứ thế hệ mới và được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM 3D hiện đại, đảm bảo chuẩn xác trong từng chi tiết nhỏ nhất, từ kích thước, hình dáng, màu sắc cho đến từng đường vân răng.

Giống như tên gọi, răng toàn sứ sở hữu cả lớp sườn lẫn lớp men bên ngoài đều chế tác 100% từ sứ nguyên chất, không pha lẫn kim loại. Vì vậy, răng toàn sứ có tính tương thích sinh học cao và an toàn với môi trường khoang miệng.

Răng toàn sứ với cấu tạo hoàn toàn từ khối sứ nguyên chất

Để giúp khách hàng phân biệt rõ ràng hơn giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ, bài viết sẽ đưa ra 04 tiêu chí cụ thể để so sánh ngay dưới đây.

2. SO SÁNH RĂNG SỨ KIM LOẠI VÀ RĂNG TOÀN SỨ

2.1 Tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ luôn là yếu tố đầu tiên mà khách hàng quan tâm tới khi muốn bọc răng sứ, vì ảnh hưởng trực tiếp tới ngoại hình của mỗi người. Khi xét về tiêu chí này thì tất nhiên răng toàn sứ sẽ nổi trội hơn hẳn.

  • Răng sứ kim loại:

Do phần sườn bên trong làm từ hợp kim, nên ảnh hưởng đến màu sắc, khiến màu răng không được trắng trong. Đặc biệt có thể xuất hiện những vệt đen khi ánh sáng chiếu vào. Vì vậy, răng sứ kim loại không phải là lựa chọn thích hợp để sử dụng cho các răng cửa hoặc toàn hàm.

  • Răng toàn sứ:

Răng toàn sứ là loại răng có tính thẩm mỹ cao nhất, với nhiều tone màu đa dạng và đều sống động, tự nhiên như răng thật. Ngay cả khi chiếu quang cũng không ảnh hưởng màu răng, răng vẫn trắng sáng, đều màu. Với thẩm mỹ cao, nên răng toàn sứ có thể phù hợp cho tất cả các vị trí răng khác nhau.

Màu răng toàn sứ trắng, bóng và vô cùng sống động

2.2 Độ bền chắc của răng

Khách hàng luôn quan tâm đến khả năng chịu lực và độ bền chắc của răng sứ, để đảm bảo chức năng ăn nhai ổn định.

  • Răng sứ kim loại:

Khả năng chịu lực ăn nhai của loại răng này khá tốt, nhờ khung sườn kim loại cứng chắc bên trong. Tuy nhiên, do răng có thể bị mòn theo thời gian, khiến lực nhai giảm sút đáng kể.

  • Răng toàn sứ:

Do răng toàn sứ cấu thành từ những lớp sứ được nung nhiều lần ở nhiệt độ cao ( > 1400 độ C), giúp răng toàn sứ có khả năng chịu lực, chịu nhiệt vượt trội. Khách hàng có thể thoải mái ăn uống mà không phải kiêng khem nhiều, răng cũng không bị nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với đồ nóng, lạnh.

2.3 Nguy cơ đen viền nướu

Đây chính là điểm khác biệt giữa 2 dòng răng sứ kim loại và răng toàn sứ:

  • Răng sứ kim loại:

Bởi có chứa thành phần kim loại khiến cho răng dễ bị oxi hóa bởi môi trường axit trong khoang miệng. Khi đó viền răng sứ sẽ đen dần đi, gây mất thẩm mỹ cả nụ cười.

Hiện tượng viền nướu đen sau một thời gian dùng răng kim loại

  • Răng toàn sứ:

Với răng toàn sứ, khách hàng có thể an tâm là không thể xảy ra tình trạng đen viền nướu, răng vẫn trắng sáng và bóng như lúc ban đầu.

2.4 Tuổi thọ của răng toàn sứ và răng sứ kim loại

  • Răng sứ kim loại:

Tuổi thọ trung bình của răng sứ kim loại là từ 5 – 7 năm. Sau đó dễ bị hở chân răng sứ, hoặc đen viền nướu. Lúc này khách hàng nên thay mới để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

  • Răng toàn sứ:

Tuổi thọ của răng toàn sứ có thể kéo dài từ 15 – 20 năm hoặc hơn, và cũng không bị thâm đen, tụt nướu hay hôi miệng.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về răng sứ kim loại và răng toàn sứ lại một lần nữa những điểm khác biệt thì bạn theo dõi bảng dưới đây nhé:

Đặc điểm Răng sứ kim loại Răng toàn sứ
Cấu tạo Khung sườn làm từ kim loại và bên ngoài phủ lớp sứ tạo màu. Hoàn toàn từ sứ nguyên chất.
Tính thẩm mỹ Màu sắc và độ trong mờ không được tự nhiên. 

Xuất hiện các vệt đen khi có ánh sáng chiếu vào

Dễ bị oxi hóa, dẫn tới đen viền nướu và gây mất thẩm mỹ cho hàm răng.

Màu sắc trắng trong, đều màu và sống động như răng thật. 

Không bị ánh đen, sẫm màu khi chiếu quang.

Sử dụng lâu cũng không xuất hiện tình trạng đen viền nướu răng sứ.

Khả năng ăn nhai Đáp ứng tốt khả năng ăn nhai. Chịu lực, chịu nhiệt tốt, ăn uống thoải mái.
Áp dụng Phù hợp sử dụng cho các răng hàm bên trong, không đòi hỏi cao về thẩm mỹ và vẫn đáp ứng ăn nhai tốt. Phù hợp cho mọi vị trí răng, đặc biệt là răng cửa và bọc sứ toàn hàm.
Tuổi thọ 5 – 7 năm 15 – 20 năm
Chi phí 1 triệu – 2,5 triệu/răng 4 triệu – 12 triệu/răng

Bảng giá răng sứ tại Nha Khoa Đức Toàn

Dựa trên tình trạng răng, nhu cầu và tài chính để chọn loại răng sứ phù hợp

Nhìn chung, để lựa chọn giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ, khách hàng nên đến trực tiếp nha khoa để các bác sĩ thăm khám cụ thể tình trạng răng miệng. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra tư vấn nên lựa chọn loại sứ nào cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của khách hàng.

3. RĂNG SỨ TITAN VÀ RĂNG TOÀN SỨ CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Như ở trên đã nêu ra những điểm khác nhau về răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Cụ thể hơn răng sứ kim loại bao gồm có răng sứ titan,… Các loại răng toàn sứ có nhiều ưu điểm nổi bật hơn răng sứ Titan về màu sắc, độ trắng sáng, độ bóng và tuổi thọ. Nhưng giá thành cao, thời gian làm lâu. Cần đến rất nhiều những phần mềm phức tạp, kĩ thuật nha khoa chuyên nghiệp.

Răng sứ Titan có một nhược điểm đó chính là bị đen viền nướu. Đối với dòng răng toàn sứ điều này không hề xảy ra. Ngoài ra, khi bị ánh sáng chiếu vào răng sứ Titan xuất hiện ánh đen còn răng toàn sứ không có hiện tượng này.

Với những ý nêu trên các bạn đã nắm rõ được răng sứ titan và răng toàn sứ khác nhau ở điểm nào và sẽ lựa chọn được loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng hiện tại của bạn.

Để tìm hiểu thêm về răng sứ, hãy liên hệ với chúng tôi qua Zalo 0366666116 hoặc Fanpage để đặt lịch tư vấn sớm nhất cùng chuyên gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan