Niềng răng là gì? Có nên niềng răng không?

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp tối ưu khắc phục hoàn toàn hô, móm, răng thưa, mọc lệch, khấp khểnh. Đây là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng được gắn cố định hoặc tháo lắp trên răng để giúp dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí. Từ đó, mang lại cho khách hàng một hàm răng đều, đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai, khớp cắn đúng…

niềng răng là gì?

2. Có nên niềng răng không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến vì niêng răng mang đến nhiều ưu điểm nổi bật nhưng mà hiện nay vẫn có không ít người thắc mắc về chủ đề có nên niềng răng không? Cùng xem xét một số ưu nhược điểm dưới đây để có câu trả lời phù hợp nhất nhé!

2.1. Ưu điểm của niềng răng

Có nên niềng răng khôngniềng răng có tốt không là nỗi lo của nhiều người trước khi thực hiện. Tuy nhiên, hãy cùng xem niềng răng có tác dụng gì ngay bên dưới đây để có thêm động lực niềng răng cho mình bạn nhé:

Tăng tính thẩm mỹ gương mặt:

Phương pháp niềng răng giúp cải thiện các tình trạng răng khểnh, răng hô, răng móm,…Ngoài ra, còn giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, không tạo kẽ hở giữa các răng với nhau.

Khắc phục tình trạng răng bị sai khớp cắn:

Niềng răng có thể giúp khắc phục tình trạng răng bị sai khớp cắn rất hiệu quả. Qua đó, giúp việc nghiền nát thức ăn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Bạn sẽ không cần phải lo ngại trước các loại thực phẩm dai hay cứng như trước.

Bảo vệ răng miệng khỏi sự tác động của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng:

Một lợi ích rất quan trọng mà niềng răng mang lại là giúp bảo vệ răng miệng khỏi sự tác động của vi khuẩn. Bởi lẽ nếu răng mọc xô lệch hay bị sai khớp cắn thì việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng khi niềng răng sẽ rất khó khăn. Điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu. Vì vậy mà niềng răng mang đến nhiều lợi ích cho răng miệng, đặc biệt là mang đến nụ cười rạng rỡ, tươi sáng hơn.

Niềng răng có thể bảo vệ răng miệng khỏi sự tác động của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng

Khắc phục được các nhược điểm về phát âm

Vì giọng nói của con người bị chi phối bởi các yếu tố như lưỡi, răng và môi nên trong nhiều trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến phát âm khó nghe, bị ngọng và rất khó sửa. Nhưng niềng răng sẽ giúp điều chỉnh lại hàm răng của bạn, trở nên đều đặn hơn và từ đó thì khả năng phát âm của bạn trở nên chuẩn xác, âm thanh phát ra dễ nghe hơn, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp đáng kể.

công dụng niềng răng

2.2. Nhược điểm của niềng răng

Niềng răng có thể mất nhiều thời gian

Thông thường các phương pháp niềng răng truyền thống sẽ mất nhiều thời gian. Quá trình này có thể diễn ra 1, 2 thậm chí là 3 năm tùy thuộc vào khung hàm, răng của mỗi người. Vậy nên đòi hỏi người niềng phải hết sức kiên nhẫn, chịu đựng trong quy trình niềng răng.

Với niềng răng trong suốt tại NHA KHOA ĐỨC TOÀN, thời gian được tối giản trung bình chỉ còn 3 đến 9 tháng, vì thế phương pháp này đang ngày càng có nhiều người lựa chọn.

Gây cảm giác khó chịu và đau đớn trong thời gian đầu

Niềng răng có đau khôngNhững cảm giác ban đầu khi niềng răng như thế nào luôn là ám ảnh của rất nhiều người. Thật ra cảm giác đau đớn, biếng ăn trong khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Nhiều khách hàng muốn từ bỏ vì quá đau, hay không chịu được việc mắc cài gây cọ xát ở răng, nướu, miệng.

3. Những trường hợp nào nên niềng răng

Phương pháp này được chỉ định và mang lại hiệu quả cao, khắc phục các trường hợp răng có những khuyết điểm sau:

  • Răng hô, vẩu: gây mất thẩm mỹ gương mặt, mỗi khi ăn nhai răng bị hao mòn nhiều hơn.
  • Răng móm, mặt lưỡi cày: gây mất thẩm mỹ gương mặt, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói ngọng…
  • Răng thưa, hở kẽ, khoảng cách giữa các răng lớn: thường dẫn đến tình trạng răng yếu, dễ lung lay, thức ăn thường xuyên mắc vào kẽ răng hoặc ảnh hưởng tới việc phát âm.
  • Răng mọc lộn xộn, chen chúc, khấp khểnh: gây mất thẩm mỹ gương mặt, thức ăn mắc vào kẽ răng và khó chăm sóc răng miệng.
  • Khớp cắn hở, hai hàm răng không khít: ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém…
  • Khớp cắn sâu, cằm lẹm cười không thấy răng dưới: gương mặt thiếu cân đối, ảnh hưởng đến khớp thái dương, khớp nhai.

4. Các phương pháp niềng răng thông dụng

4.1. Niềng răng kim loại

phương pháp niềng răng thông dụng

Niềng răng bằng các chất liệu làm từ kim loại là phương pháp được ra đời sớm nhất và cũng phổ biến nhất hiện nay.

Sử dụng những mắc cài và dây cung từ kim loại cao cấp không bị gỉ để có thể nắn chỉnh lại răng. Ngày nay, công nghệ niềng răng từ kim loại đang ngày càng phát triển: các mắc cài kích thước nhỏ hơn, khó nhận ra hơn, và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Phương pháp niềng răng kim loại chi phí không quá cao, thời gian niềng răng ngắn và có thể khắc phục được rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng.

4.2. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp này sử dụng các dây cung kim loại trong phương pháp truyền thống để kết hợp với những mắc cài được làm bằng chất liệu sứ sinh học.

Các mắc cài sứ có kích thước tương tự như mắc cài kim loại nhưng lại khó nhận ra hơn bởi màu sắc của chúng được chế tạo giống như màu men răng tự nhiên của bạn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Hiệu quả mà niềng răng mắc cài sứ mang lại tương tự như phương pháp niềng răng kim loại truyền thống.

4.3. Niềng răng bởi các mắc cài tự động

Tương tự như 2 phương pháp trên, phương pháp này cũng sử dụng dây cung hoặc mắc cài để có thể tác động lực dịch chuyển răng. Đây là một phương pháp được rất nhiều bác sĩ nha khoa lựa chọn cho bệnh nhân của mình.

Trong đó, mắc cài sẽ được thiết kế với nắp và rãnh trượt để có thể giữ cho phần dây cung được giữ chắc vào với phần mắc cài, thay vì dùng chun buộc như 2 cách niềng răng ở trên.

Nhờ có hệ thống rãnh trượt này mà dây cung có thể tạo ra lực liên tục, đều đặn lên cả hàm răng, giúp thời gian điều trị bằng phương pháp niềng răng tự động sẽ ngắn hơn nhiều so với các cách niềng răng truyền thống.

Ngoài ra, bạn cũng không cần đến phòng khám nha khoa thường xuyên để căn chỉnh lại mắc cài. Nếu như chọn lựa phương pháp niềng răng cổ điển thì bạn thường phải đến phòng khám thay chun khoảng 2-3 tuần/ 1 lần hoặc để gắn lại phần mắc cài trong các trường hợp chúng bị bung.

Mắc cài tự động được chia thành 2 loại chính là mắc cài sứ tự động và mắc cài tự động bằng kim loại. Mỗi loại niềng răng đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất cho bản thân, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn và kiểm tra cụ thể.

Có thể nói, niềng răng chính là một phát minh vĩ đại, mang đến các lợi ích tuyệt vời cho những ai đang gặp khó khăn vì hàm răng không được như ý.

4.4. Niềng răng mắc cài mặt trong

Mắc cài mặt trong (niềng răng bên trong) là loại niềng răng sử dụng các mắc cài được gắn cố định vào phía bề mặt trong của răng, là phương pháp có bước tiến trong ngành chỉnh nha. Qua đó, có thể vừa chỉnh răng và vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho người niềng.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Ưu điểm

Có tính thẩm mỹ cao cho người niềng. Bởi mắc cài sẽ được gắn bên trong nên ít người biết, hiệu quả của phương pháp này cao và áp dụng được cho nhiều trường hợp răng khác nhau.

Nhược điểm

Quá trình ăn nhai của bệnh nhân thường sẽ khó khăn. Hơn nữa, cảm giác vướng mắc, cộm cấn sẽ có nhiều hơn các loại khác.

Với kiểu mắc cài này việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ khó hơn. Do đó, nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng cũng rất cao.

Chi phí tương đối cao hơn các phương pháp thông thường khác. Tùy vào tình trạng răng mà mức chi phí cũng sẽ khác nhau.

4.5. Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign là kỹ thuật chỉnh nha bằng hàm tháo lắp, đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ sử dụng loại chuỗi khay trong suốt trong thời gian niềng. Mỗi người sẽ có riêng một bộ khay với thiết kế riêng biệt và duy nhất.

Với phương pháp này, bệnh nhân có thể tự mình tháo lắp khay và trung bình cách 2 tuần sẽ tiến hành thay 1 khay. Việc này nhằm giúp dịch chuyển răng từng chút một vào vị trí mong muốn.

Niềng răng không mắc cài Clear Aligner

Đây là phương pháp mà bác sĩ sử dụng khay niềng răng 3D Clear Aligner để di chuyển các răng về vị trí mong muốn. Giống với phương pháp Invisalign, niềng răng không mắc cài cũng có khay trong suốt nên người khác cũng ít khi nhận ra.

Ưu điểm

  • Loại này có màu sắc trong suốt nên thuận tiện hơn với trường hợp cần phải giao tiếp nhiều.
  • Chưa kể, khay niềng có thể tháo lắp thuận tiện cho việc ăn uống thoải mái. Dễ vệ sinh răng miệng và giảm thiểu các bệnh lý về răng.
  • Ngoài ra, khay niềng răng được làm từ nhựa nha khoa, đảm bảo an toàn và thân thiện với cơ thể.

Nhược điểm

  • Giá của niềng răng không mắc cài cao hơn so với các loại mắc cài truyền thống khác. Vì vậy, hiện nay đây là phương pháp vẫn được nhiều người cân nhắc.

5. Quy trình niềng răng thẩm mỹ

Một quy trình niềng răng chuẩn sẽ gồm 5 bước, trong đó thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và sự hợp tác điều trị của bệnh nhân.

Bước 1: Khám tổng quát răng miệng và chụp X quang

Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và chụp phim X-quang để đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân là đang bị thưa, hô (vẩu), móm, răng khấp khểnh hay lệch khớp cắn…

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích thăm khám mà các bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chụp phim khác, nhằm giúp việc thu thập dữ liệu tình trạng răng, xương hàm đạt kết quả chuẩn xác:

  • Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt.
  • Chụp phim Cephalo và Pano xem toàn cảnh các răng, xương hàm.
  • Chụp thêm PA nếu có bất đối xứng theo chiều ngang.
  • Chụp phim quanh chóp khi cần khảo sát tình trạng răng nhất định, chụp CBCT khảo sát. những cấu trúc và răng mọc bất thường như răng dư và răng ngầm.
  • Lấy dấu nghiên cứu khi cần.

Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Sau khi đã xác định được nên lựa chọn phương pháp niềng răng nào, bước tiếp theo trong quy trình niềng răng là tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và lấy dấu răng để chuẩn bị thiết kế mắc cài hoặc khay niềng. Với trường hợp hàm hẹp, bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho công đoạn tách kẽ, gắn khâu tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng

Gắn khí cụ niềng răng là một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng không kém, cần đảm bảo độ chắc chắn không bị rơi mắc cài sau khi gắn. Trong thời gian điều trị, bác sĩ chỉnh nha sẽ theo dõi, đánh giá điều trị thường xuyên để nắm chắc tiến trình có đang đi ổn định và cần điều chỉnh gì không.

Bước 4: Tái khám định kỳ, theo dõi tình hình

Người bệnh nên thực hiện tái khám định kỳ theo chỉ định để bác sĩ theo dõi tình trạng dịch chuyển của các răng và khớp cắn:

Đối với niềng răng mắc cài, khách hàng cần thăm khám thường xuyên khoảng 1 tháng tái khám 1 lần.

Còn với niềng răng trong suốt Invisalign, khách hàng chỉ việc thay khay theo đúng hướng dẫn tại nhà và trung bình 1 – 2 tháng mới phải tái khám một lần.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Khi đạt được hiệu quả chỉnh nha hoàn hảo: Răng đều, về đúng vị trí, các răng lồng múi với nhau, khớp cắn chuẩn sinh lý và gương mặt cân đối, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và đeo hàm duy trì cho người bệnh.

Hàm duy trì có tác dụng ổn định răng, ngăn các dây chằng nha chu dịch chuyển và giữ cố định kết quả chỉnh nha. Ngoài ra, lúc này người bệnh có thể thực hiện một số điều trị thẩm mỹ như tẩy trắng, dán sứ veneer, cắt nướu, cạo vôi răng… để sở hữu cho mình hàm răng đẹp mỹ mãn.

6. Giá niềng răng thẩm mỹ

Vấn đề niềng răng bao nhiêu tiền luôn được nhiều người tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện, bởi chi phí bỏ ra sẽ khá lớn, từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng.

Trung bình trên thị trường mức giá niềng răng trọn gói dao động từ 25,000,000đ – 130,000,000đ trên toàn bộ 2 hàm. Chi phí niềng răng sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố chính sau: tình trạng răng chen chúc, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn, răng hô, móm nhiều hay ít, phương pháp niềng răng…  Trong trường hợp những ca đơn giản chỉ 1 vài răng thì chi phí niềng răng từ 5,000,000đ – 25,000,000đ/liệu trình. giá niềng răng sẽ có sự chênh lệch nhất định, không có một con số chung cho mức chi phí niềng răng. Sở dĩ giá niềng răng có sự chênh lệch khác nhau vì thực tế, giá niềng răng sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố sau đây:

Xem thêm: BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG

6.1. Phương pháp chọn để niềng răng

Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có những đặc điểm, những ưu nhược điểm khác nhau, do đó, niềng răng giá bao nhiêu tiền cũng sẽ khác nhau. Thông thường, giá niềng răng mắc cài kim loại truyền thống sẽ có chi phí thấp nhất, giá niềng răng trong suốt Invisalign sẽ có chi phí cao nhất. Tùy vào từng tình trạng răng, nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi người mà có thể lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.

6.2. Độ lệch của răng

Mức độ sai lệch răng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc niềng răng bao nhiêu tiền 2 hàm. Sai lệch càng nặng thì chi phí điều trị sẽ càng cao.

Nếu tình trạng răng của bạn nằm trong diện khó hay phức tạp thì chắc chắn chi phí niềng răng của bạn sẽ nâng cao hơn. Bởi phải tốn nhiều thời gian điều trị và đeo thêm nhiều khí cụ hỗ trợ, vì vậy, giá niềng răng sẽ cao hơn.

6.3. Tình trạng bệnh răng miệng

Nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu… thì phải điều trị dứt điểm trước, sau đó mới tiến hành niềng răng. Điều này có thể làm phát sinh thêm chi phí niềng răng.

6.4. Cơ sở nha khoa

Niềng răng mất bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn. Những nha khoa chuyên sâu về niềng răng, có chất lượng dịch vụ cao, đảm bảo các yêu cầu về bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc,… thường sẽ có niềng răng giá cao hơn so với những cơ sở kém uy tín, chất lượng. Tuy giá niềng răng của nha khoa uy tín có cao hơn đi chăng nữa thì bạn cũng như cân nhắc lựa chọn để đảm bảo đạt kết quả như mong muốn nhé. ĐỨC TOÀN DENTIST là một trong những nha khoa uy tín sở hữu và luôn cập nhật công nghệ máy móc tân tiến phục vụ cho dịch vụ niềng răng an toàn vf chính xác, nhanh lành nhất.

Để biết chính xác tình trạng và niềng răng bao nhiêu tiền, khách hàng nên đến trực tiếp địa chỉ niềng răng uy tín để thăm khám và kiểm tra răng miệng cụ thể. Tùy vào mức độ sai lệch của răng cũng như yêu cầu điều trị để đạt được hiệu quả tốt và thẩm mỹ cao, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp, thời gian, chi phí điều trị.

7. Tại sao chọn ĐỨC TOÀN DENTIST để niềng răng thẩm mỹ

nha khoa niềng răng uy tín hà nội

Hiện nay, dịch vụ niềng răng được thực hiện tại hầu hết nha khoa. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng có bác sĩ đủ chuyên môn, kinh nghiệm và trang thiết bị chuyên sâu, để thực hiện niềng răng thành công cho khách hàng.

Tại HÀ NỘI, nha khoa ĐỨC TOÀN tự hào là địa chỉ được hàng nghìn khách hàng tin cậy và lựa chọn để niềng răng. Bởi những lý do sau đây:

– Thương hiệu NHA KHOA ĐỨC TOÀN nổi tiếng: Bằng những chứng thực đánh giá tốt từ rất nhiều khách hàng niềng răng tại ĐỨC TOÀN. Chúng tôi đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu.

– Đội ngũ chuyên gia, nha sĩ uy tín hàng đầu Việt Nam, kinh nghiệm trên 20 năm: Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, khắt khe và chuyên nghiệp, DucToan Dentist tự tin là điểm đến cuối cùng của nhiều ca khó.

– Phòng khám vô trùng đạt tiêu chuẩn Châu Âu: Phòng khám và điều trị của Duc Toan Dentist được xử lý vô trùng đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong nha khoa.

– Chế độ bảo hành: Tại Nha Khoa Đức Toàn, chúng tôi có thẻ bảo hành cho khách hàng nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ niềng răng tại Đức Toàn.

Xem thêm: Dịch vụ niềng răng tại NHA KHOA ĐỨC TOÀN

DUC TOAN DENTIST

Bác sĩ tư vấn 24/7: 036 6666 116

Email: nkductoan@gmail.com

Địa chỉ: Số 9B – 192, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan