Gắn cầu răng sứ liệu có hiệu quả? Cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp này.
Mục lục
ToggleKhái niệm về cầu răng sứ?
Cầu răng sứ là một loại răng sứ với cấu trúc từ 2 răng sứ kết hớp với trụ cầu tạo nên. Khi gắn cầu răng sứ, bác sĩ sẽ không chỉ gắn từng chiếc mà sẽ gắn một chuỗi răng sứ dính liền nhau. Các cầu răng sứ này sẽ thay thế vị trí những răng thật đã mất của bạn.
Có các loại cầu răng sứ nào?
Cầu răng sứ loại truyền thống
Đây là loại rất phổ biến. Chuyên gia sẽ sử dụng các răng kế với răng đã mất làm trụ cầu. Sau khi mài nhỏ răng tới kích thước phù hợp, bác sĩ sẽ sử dụng cầu răng sứ bao gồm mão răng trụ và răng thay thế úp lên trụ răng vừa mài.
Cầu răng sứ đèo
Khác với loại cầu răng truyền thống, loại cầu răng này chỉ có một bên răng trụ. Tuy nhiên, đây là giải pháp không được các chuyên gia khuyên dùng bởi rất dễ ảnh hưởng tới răng trụ vì không đảm bảo lực nhai tác dụng đều trên răng trụ và răng thay thế.
Cầu răng sứ có cánh dán
Đây là loại cầu răng sứ đặc biệt sẽ được lòng nhiều khách hàng bởi tính chất không phải mài răng hoặc mài rất ít. Cầu răng này bao gồm răng thay thế và hai cánh hai bên để dán vào các răng trụ. Phần dán có thể bằng sứ hoặc kim loại nhưng loại này không đảm bảo được khả năng ăn nhai, dễ bong.
Cầu răng sứ trên trụ implant
Thay vì mài răng để làm trụ răng, bác sĩ sử dụng trụ implant cấy vào xương hàm. Đây là giải pháp tối ưu, hiện đại và an toàn nhất. Do sử dụng trụ implant, cầu răng sứ không ảnh hưởng tới các răng còn, đảm bảo khoảng cách thích hợp để cầu răng ổn định, hạn chế tình trạng tiêu xương hàm.
Khi nào nên dùng cầu răng sứ
Cầu răng sứ có thể được sử dụng nếu bạn gặp tình trạng sau đây:
- Mất một hoặc một vài răng với vị trí xen kẽ
- Răng đã mất nhưng chưa gặp vấn đề tiêu xương hàm trầm trọng, các răng kế bên vẫn còn chắc khỏe, đủ điều kiện để làm răng trụ
- Không mắc các bệnh lý khác về răng miệng
>>>> Xem thêm: Trồng răng là gì? Các phương pháp trồng răng hiện nay
Có nên lắp cầu răng sứ không?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng dễ dàng tuy nhiên hiệu quả có thể không tối ưu trong một số trường hợp như: khoảng cách giữa răng mất và răng còn quá rộng, mất các răng có vai trò chính trong việc ăn nhai. Những trường hợp này khi làm cầu răng sẽ không đảm bảo lực nhai đều trên các răng bởi cầu răng sứ chỉ là giải pháp phục hình bề mặt, không thay thế chân răng. Nếu làm cầu răng sứ mà không đảm bảo chân răng/ trụ răng chắc khỏe, hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng tiêu xương, co lợi do mất răng.
Ưu nhược điểm khi dùng cầu răng sứ
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Mão của cầu răng sứ khá hài hòa với răng thật và khách hàng có thể tùy chọn màu phù hợp với răng của mình, sau khi lắp cầu, bạn có thể yên tâm ăn nhai và cười nói, giao tiếp tự nhiên.
Dễ dàng thực hiện và hiệu quả ổn định
Thay vì chờ đợi 3 – 6 tháng để có bộ răng implant hoàn thiện, làm cầu răng sứ chỉ mất 1 – 2 lần thăm khám, chỉnh sửa. Bên cạnh đó, răng sứ được đánh giá là phương pháp phục hình đạt kết quả lâu dài, một bộ răng sứ có thể có tuổi thọ tới 20 năm nếu được chăm sóc cẩn thận.
Chi phí hợp lý
Do không mất chi phí thêm cho trụ titan như implant nên việc làm cầu răng tiết kiệm kha khá chi phí. Bởi vậy làm phương pháp này được nhiều người lựa chọn vì tính chất dễ dàng, chi phí hợp lý của nó.
Nhược điểm khi dùng cầu răng sứ
Tính xâm lấn có thể nhiều dần theo thời gian
Với phương pháp làm cầu răng sứ truyền thống, khi làm bác sĩ cần mài nhỏ hai răng trụ hai bên, điều này có thể ảnh hưởng tới sự bền chắc sinh học của răng trụ. Sau một thời gian, có thể bác sĩ sẽ cần mài tiếp các răng bên cạnh để làm trụ mới, việc này tiếp diễn sẽ khiến sức khỏe răng miệng suy yếu, dễ dàng gặp tình trạng tiêu xương hàm.
Không đảm bảo được chức năng ăn nhai
Do không có trụ vững chắc cho từng răng như làm implant nên khả năng ăn nhai khó đảm bảo, lực nhai tác động không đều khiến bạn có thể cảm thấy khó chịu. Tình trạng này sẽ tăng dần theo thời gian do các trụ răng tự nhiên sẽ yếu dần theo thời gian.
Làm cầu răng sứ có bền lâu không?
Như các loại răng sứ khác, tuổi thọ của chất liệu rất bền, có thể kéo dài từ 10 – 20 năm. Tuy nhiên, cần phải lưu ý vệ sinh và ăn uống lành mạnh để bảo toàn sức khỏe cả miệng và bề mặt các răng sứ. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phục hình răng với chi phí không quá cao, vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai thì đây là lựa chọn hợp lý.
Cách bảo tồn cầu răng sứ
Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để chăm sóc và bảo vệ răng miệng khi làm cầu răng sứ
- Không nên nhai lệch, việc nhai một bên có thể khiến cầu răng chịu lực nhiều hơn thực tế, từ nhiều hướng khác nhau, đó là chiều thẳng đứng và lực cong do răng bị xoay. Điều này lâu dần sẽ dẫn đến tiêu xương ở tru răng, tụt lợi, đau buốt tại răng trụ. Để giải quyết vấn đề này, có thể bác sĩ sẽ cần mài tiếp răng khỏe mạnh kế tiếp để làm răng trụ mới.
- Tránh những thực phẩm quá cứng hoặc dai. Nếu thường xuyên ăn các loại đồ ăn này có thể làm gãy, mẻ, bong răng cầu răng
- Chú ý cách vệ sinh răng miệng, không chỉ đánh răng bình thường, khi bạn lắp cầu răng sứ, cần lưu ý chải kỹ ở phần kẽ răng xung quanh khu vực cầu răng sứ. Để vệ sinh khu vực này, bạn có thể dụng thêm bàn chải kẽ, tăm nước để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Chải răng đúng chiều xoay tròn để tránh tụt lợi và mòn cổ răng.
- Lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ với tay nghề cao. Việc thực hiện các thủ thuật răng miệng cần sự tỉ mỉ, nếu không được thực hiện cẩn thận, chính xác có thể dẫn đến hư hại mô, cùi răng. Rất nhiều bệnh nhân đã gặp tình trạng đau buốt kéo dài, hỏng tủy răng, tiêu xương, mất răng.
Cầu răng sứ nếu không được lắp khít với răng trụ và lợi sẽ khiến thức ăn giắt nhiều, gây viêm lợi, hôi miệng, sâu răng, làm gãy trụ răng.
>>>>> Xem thêm
Chi phí trồng răng implant 2024
Trồng răng implant mất bao lâu?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về vấn đề gắn cầu răng sứ, nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với Nha Khoa Đức Toàn qua Zalo 0366666116 hoặc Fanpage để được tư vấn nhé.